Chiếu Cói Thái Bình

Chiếu cói quê hương Thái Bình
Hotline: 0907 164 586

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Chiếu Thái Bình tinh hoa dân tộc Việt

"Chiếu Thái Bình, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"

Câu ca dao xưa đã góp phần ngợi ca những giá trị văn hóa vô cùng tốt đẹp của đất Việt thân yêu. Lời ca đã nhắc đến mảnh đất Thái Bình và nghề truyền thống của người dân nơi đây: nghề làm chiếu cói. Người dân Thái Bình dù đi bất cứ nơi đâu vẫn luôn tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu giá trị văn hóa và hơn bao giờ hết, họ vẫn luôn tự hào vì quê hương mình đã làm ra những đôi chiếu vừa đẹp, vừa bền nức tiếng trong và ngoài nước.

Chiếu cói Thái Bình có độ bóng, dai, đẹp và bền. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của người nông dân, với đôi tay khéo léo của người thợ dệt chiếu, hàng ngàn đôi chiếu đã được dệt nên để rồi sau đó bằng nhiều phương thức khác nhau được đưa đến với người sử dụng. Chiếu cói Thái Bình đã có mặt ở nhiều miền đất nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra các nước bạn. Đôi chiếu gắn liền với đời sống của nhân dân Việt Nam, đặc biệt với người nông dân Việt thì chiếc chiếu còn trở thành một vật dụng gắn bó mật thiết, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chiếc chiếu nâng giấc ta khi say trong giấc ngủ, chiếu là nơi ta ngồi sum họp bên mâm cơm gia đình, ngày hè nóng bức, trải chiếu ra sân ngồi ngắm trăng, hóng gió, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn của cuộc sống thường nhật, chiếc chiếu chứng kiến hạnh phúc của những đôi vợ chồng trẻ,.….. Rõ ràng chiếc chiếu đã trở thành một người bạn thân thiết trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt.

Với 8 xã thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình thì cây Cói là cây thứ 2 sau câu lúa được trồng rất nhiều, cói là nguyên liệu chính dùng để dệt nên những chiếc chiếu Thái Bình. Tám xã vùng cói huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bao gồm xã An Tràng, An Dục, Đồng Tiến, An Vũ, An Lễ, An Mỹ, Đông Hải, An Quý, với tổng diện tích trồng có thể trồng cói cho năng xuất chất lượng tốt là hơn 2.769 ha. Cói Thái Bình nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Ðiều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại Cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Theo lời kể của các vị cao niên, trước đây chiếu Cói Thái Bình là một trong những vật cống tiến triều đình được các bậc vua chúa và quý tộc ưa dùng. Trong các cung vua, phủ chúa, trong các bậc danh gia vọng tộc có chiếu Thái Bình là thêm một bằng chứng thuyết phục cho sự giàu sang, sành điệu của bậc trưởng giả kinh thành. Cái đẹp quyến rũ của chiếu Thái Bình ấy là sự óng chuốt, mềm mại. Chiếu cói là sản phẩm đặc hiệu làm từ những bàn tay chuyên cần, khéo léo của người dân Thái Bình. Ngày nay thương hiệu “chiếu Thái Bình” đã cập bến cảng nhiều quốc gia ưa chuộng chiếu cói. Nhưng cói ngày nay không chỉ tạo ra đặc chủng chiếu. Từ Cói Thái Bình đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, bốn gấp tiện lợi, giỏ đựng hoa quả, làn, bình hộp có nắp, đệm... kiểu dáng thanh thoát, trẻ trung. Trong số bạn hàng, Nhật Bản tỏ ra sốt sắng với sản phẩm cói. Từ nhiều năm trước doanh nghiệp Nhật đã đến Thái Bình. Giờ đây chiếu cói Thái Bình đã có hành lang thương mại rộng rãi đến với nhiều quốc gia. Cho đến tận hôm nay, dù trên thị trường đã có nhiều loại chiếu khác, nhưng rất nhiều người vẫn luôn tin dùng chiếu cói Thái Bình, và lựa chọn sử dụng sản phẩm này.

Để làm nên một chiếc chiếu Thái Bình, người dân nơi đây đã phải trải qua quá trình vất vả một nắng hai sương. Quá trình làm chiếu phải bắt đầu từ việc trồng nên những cây cói chất lượng, đảm bảo để có thể có những đôi chiếu đẹp, bền, vừa lòng người tiêu dùng. Để trồng được những cây Cói như vậy, người nông dân đã phải cực nhọc “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng đồng. Khi cây Cói đến mùa thu hoạch, mọi người lại vất vả phơi phóng để có được những sợi cói dai, đẹp màu, Cói phải được nắng để óng lên màu sắc đặc trưng và mùi thơm đặc biệt. Lúc ấy, quá trình dệt chiếu mới có thể bắt đầu.
QUÁ TRÌNH PHƠI CÓI CHO CÂY CÓI THÊM BÓNG ĐẸP
Đầu tiên là làm cỏ, người trồng phải nhổ sạch cỏ gà và chủ yếu là những cây sậy, vì khi bón phân đạm cho cả ruộng mà còn cây sậy thì chúng hấp thụ hết phân bón và phát triển rất nhanh. Sau đó, tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm (mùa hè), thì người ta tiến hành thu hoạch, lúc đó Cói đã phát triển nhanh và cao khoảng 1,7 m đến 1,8 m. Người dân dùng một loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng cói để cắt. Liềm có hình dạng số 7, được rèn bằng loại thép tốt. Vừa cắt, người ta vừa dũ và phân loại Cói, thường thì thành 3 loại: loại dài nhất là 1,75 m (dùng để dệt chiếu lại 1,6 m và 1,5 m) loại trung bình dài khoảng 1,5 m và loại ngắn nhất (loại này dệt chiếu cá nhân 0,9-1,0 m). Còn lại là những cây cói chết gọi là "bổi". Bổi thường được dùng để đun nấu và lợp nhà. Sau đó lợi dụng thuỷ triều lên, người dân thả những đóm cói xuống ngánh và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ Cói, người ta có thể dùng tay hoặc máy (gồm 2 trụ gỗ hình tròn, đường kính khoảng 120 mm, dài khoảng 350-400 mm, ở giữa có một lưỡi dao được đánh bằng sắt tốt) chẻ cây cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi (khi phơi có thể phơi tại ruộng cói). Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là Cói xấu, mất giá! Một buổi chạy mưa thì thật là khốn khổ, bở hết cả hơi tai, vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người dân ai cũng phải theo dõi thời tiết để phơi cói... Cói 1 nắng gọi là "ưởn" được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là "gù". Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết nguời dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau. Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt, 1 người mắc sợi Cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên, một nửa dưới để sợi cói được văng vào) và một người dập go.

Để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm Cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho sợi cói không bị bong ra khi sử dụng. Gần đây những người thợ cơ khí của quê hương Thái Bình đã sáng chế ra chiếc máy dệt chiếu đầu tiên. Thay vì 3 giờ người dệt thủ công mới dệt được một chiếu, thì chỉ mất 45 phút, máy cho ra một chiếu. Người ta tính, chiếc máy có thể dệt 12-15 chiếu mỗi ngày. Tuy nhiên, chiếu dệt bằng tay có nét đẹp riêng của nó, chính vì vậy dù đã có máy dệt chiếu nhưng vẫn không thể thiếu đôi tay người thợ dệt. Ra chợ làng nghề huyện để ngắm chiếu. Sẽ thấy trên trời, dưới chiếu. Màu chiếu biêng biếc, vàng mơ áng lên sắc đỏ của những chiếc chiếu hoa, chiếu cưới, chiếu lễ hội sân đình……. Muôn màu chiếu tạo nên vẻ đẹp cho một làng nghề không trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác!  Ấy là vẻ đẹp riêng, đặc sắc Thái Bình.

Nói thì nói vậy, nhưng có tận mắt thấy được quá trình làm việc của người nông dân, công nhân để làm nên một đôi chiếu mới thấy vất vả, khó khăn đến thế nào. Làm nghề chiếu mà không yêu nghề, say nghề thì không làm được Chị Thanh – thợ làm chiếu lâu năm tâm sự “. Phải thật sự có lòng với nghề, thì người thợ mới có khả năng thổi hồn vào từng đôi chiếu. Khác với những ngành nghề truyền thống khác, thợ dệt chiếu chủ yếu là chị em phụ nữ, và chủ yếu là người trong làng. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia làm chiếu. Chính vì vậy, con em vùng chiếu được tiếp xúc với cói, với chiếu từ những ngày còn nhỏ, và cũng đem lòng yêu chiếu, yêu nghề từ chính những tháng ngày ấu thơ ấy”.  Dệt chiếu tuy không phải là cái gì đó mới lạ nhưng đòi hỏi sự kiên trì và cả tình yêu thương của người tạo ra sản phẩm. Dù rằng họ chỉ quanh quẩn với những công việc đơn giản, chỉ tiếp xúc với đay cói thường xuyên, nhưng với họ mỗi ngày là một niềm vui khi tự tay mình miệt mài hoàn thành sản phẩm, đặc biệt hơn họ là những người phục dựng, giữ gìn linh hồn của làng nghề
CHIẾU CÓI QUÊ HƯƠNG THÁI BÌNH
Về quê Thái Bình, ngắm nhìn những đôi chiếu mới, ngửi mùi thơm đậm đà, đặc trưng của chiếu cói, mới thấy tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt to lớn đến thế nào! Dù cuộc sống hiện đại có nhiều biến đổi để hòa nhập cùng thế giới, thì nét đẹp truyền thống của các làng nghề Việt như: Chiếu Thái Bình, như gạch Bát Tràng, như tranh Đông Hồ… vẫn phải luôn được lưu giữ tới muôn đời. Đó là hồn Việt, là khí phách, là tinh hoa dân tộc Việt.

Chợ Chiếu Thái Bình

Ở Thái Bình có một phiên chợ độc đáo, chỉ họp vào ban đêm và buôn bán một loại mặt hàng duy nhất là chiếu cói, người ta gọi đó là chợ chiếu đêm, hay 'chợ ma', 'chợ âm phủ'.
Chợ chiếu Thái Bình có một phiên chợ độc đáo, chỉ họp vào ban đêm và buôn bán một loại mặt hàng duy nhất là chiếu cói, người ta gọi đó là chợ chiếu đêm, hay “chợ ma”, “chợ âm phủ”.
Chợ chiếu Thái Bình
CHỢ CHIẾU THÁI BÌNH
Chợ chiếu Thái Bình họp gần cầu Đồng Bằng, xã An Lễ vào những ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hằng tháng. Mỗi phiên chợ, từ 12 giờ đêm, người dân ở những xã trong huyện như An Dục, An Vũ, An Tràng, An Hiệp… chở chiếu từ nhà đi bán, lái buôn từ Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên… cũng đổ về mua chiếu. Cả chợ sáng trưng bởi ánh đèn, ồn ào tiếng mặc cả, tiếng rao chiếu huyên náo.

Gặp chúng tôi ở chợ chiếu An Dục, chị Trần Thị Lý, ở thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ, cho biết chị phải hẹn đồng hồ dậy từ 12 giờ, đạp xe đến 1 giờ thì đến chợ, chứ đi muộn hơn thì ế. Hôm ấy vì trời mưa nên chiếu ẩm, không đẹp, nên chị Lý chậm bán hàng.

Chị Lý cho biết ở đây chỉ bán chiếu cói dệt bằng tay. Chiếu dệt bằng máy sẽ có người đến nhà mua, chứ không mang ra chợ bán như thế này. Chiếu ở chợ đêm có đủ loại, từ cỡ 1 mét đến 1,6 mét. Tùy theo tay nghề, ai dệt càng khéo, chiếu đan dày, sợi cói trắng, ghim sâu thì giá càng cao. Mỗi đôi chiếu cói có giá từ 300.000-400.000 đồng.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Tám, ở thôn Hồng Phong, xã An Tràng đã bán chiếu ở chợ đêm 10 năm nhưng hôm nay cũng chưa hết hàng. Mang đi 12 đôi, mới bán được 7 đôi. “Không có nghề gì nên phải làm nghề này, chứ vất vả lắm. Một tháng có 6 phiên chợ, thì 6 đêm thức trắng”, chị Tám kể.

Lái buôn đến chợ mua chiếu ai cũng mang theo một chiếc đèn soi. Ông Nguyễn Văn Thinh, một lái buôn ở xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình giảng giải: “Muốn biết chiếu xấu hay đẹp, cứ soi đèn vào là thấy. Chiếu đẹp thì soi đèn vào, sợi cói sẽ trắng, không bị đỏ, đường đan dầy dặn, thẳng hàng”. Cứ mỗi phiên chợ thế này, ông Thinh mua hàng trăm đôi chiếu, rồi về nhuộm màu, trang trí hoa văn để xuất đi các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh...
CHÙA PHÚC NGUYÊN TỰ GẦN CHỢ CHIẾU AN DỤC
Chợ chiếu Thái Bình họp rất nhanh, 4 giờ sáng là vãn. Người chưa bán hết cũng về nhà, để chuẩn bị cho một ngày đan chiếu mới. Người mua cũng đánh xe về, phiên sau lại đến. 

Những người già ở đây cho biết khi họ lớn lên đã thấy chợ này được gọi là chợ ma, chợ âm phủ rồi. Ông Đinh Văn Thuẫn, Chủ tịch UBND xã An Lễ cho biết: “Chợ chiếu đêm có từ hàng trăm năm nay, nhưng hoạt động mạnh là từ khoảng 30 năm nay. Chúng tôi cũng chả biết vì sao lại họp ban đêm, dù có người nói trước kia do không có đất để họp chợ ban ngày, rồi theo nếp ấy đến bây giờ”.

Ông Thuẫn cũng cho biết khoảng 5 năm trở lại đây, nghề dệt chiếu bằng máy ra đời, nên chợ chiếu đêm thưa hơn. Nhưng ở xã An Lễ vẫn có khoảng 40% lao động dệt chiếu thủ công. Xã An Lễ cũng đã được công nhận là làng nghề xe đay, dệt chiếu truyền thống. Do chuyển sang cấy lúa, trồng cây hoa màu, nên hiện nay, diện tích trồng cói ở địa phương không còn nhiều, mà phần lớn phải nhập ở Thanh Hóa về. Tuy giá có cao hơn nhưng chất lượng của chiếu dệt bằng tay đẹp hơn rất nhiều chiếu máy và vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng, vì thế, chợ chiếu đêm vẫn tồn tại.

chợ chiếu Thái Bình họp vào lúc nửa đêm, gây ồn ào, mất trật tự trong khu vực quanh chợ, nên UBND xã An Lễ đã nhiều lần yêu cầu bà con chuyển sang họp chợ ban ngày nhưng không được. Có lần, xã đã ra quyết định đóng cửa chợ chiếu đêm và cho lực lượng giải tán chợ thì bà con chuyển ra đứng thành hàng dài dọc đường để mua bán chiếu.

Giới Thiệu Chiếu Cói Thái Bình

Chiếu cói Thái Bình in hoa những lá Chiếu cói được dệt nên từ bàn tay tài hoa của người người thợ thủ công vùng đất Thái Bình, sau đó chiếu được in lên các hình vẽ, chữ… tất cả đều để thể hiện mong muốn của người dân về một cuộc sống no đủ, gia đình hạnh phúc… Chiếu hoa thường được trải ra vào các dịp lễ tết, dùng làm quà cưới
chieu coi thai binh
CHIẾU CÓI THÁI BÌNH
Đặc tính của Chiếu cói đặc biệt là chiếu cói Thái Bình là mùa hè nằm thì mát, mùa đông thì ấm, không những thế việc nằm chiếu còn đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, điều này đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh. Không như các loại chiếu khác như chiếu trúc hạn chế cho trẻ nhỏ nằm vì dễ gây viêm phổi

Chiếu cói Thái Bình khác với các vùng khác là sợi cói nhỏ mịn hơn, sợi cói chắc hơn, bền hơn, sáng trắng. Nguyên nhân vì đa phần cây cói Thái Bình được trồng trên diện tích đất chua ( khó cấy lúa ), cây khó mọc, một năm chỉ thu hoạch được 1 vụ ( như nơi khác là 2 – 3 vụ ạ ) nên sợi cói cực đẹp, cực chắc không óp ép nên rất bền

Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở nước ta. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.
CHỢ CHIẾU THÁI BÌNH HỌP VÀO BUỔI SÁNG SỚM
Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?)- Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu cói Thái Bình đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.

Chiếu Hới có nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe... với nhiều kích cỡ khác nhau. Trước đây, ở Hới có loại chiếu gon bền, đẹp nổi tiếng rất được ưa chuộng. Lịch Sử Văn học Việt Nam còn ghi lại giai thoại cô gái bán chiếu gon bên Hồ Tây ở kinh đô hồi thế kỷ XV. Đó là cuộc gặp gỡ tài tử, giai nhân giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, với những câu thơ đối đáp trữ tình giữa nhà thơ lớn với cô bán chiếu tài sắc:                                    
CHIẾU CÓI THÁI BÌNH

KẾT NỐI CHIẾU CÓI THÁI BÌNH